Cẩm nang
NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÊN BỌC RĂNG SỨ?

1. Răng bị sâu nhưng vẫn còn chân răng.

Nếu bạn gặp phải tình trạng này, bạn cần phải lưu ý thêm việc răng đó đã bị sâu ăn đến tuỷ chưa? Nếu tuỷ răng đã bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tuỷ sau đó mới bọc răng sứ.

2. Răng bị gãy, mất chân răng.

Nếu bạn gặp phải tình trạng bị nhổ mất một chiếc răng, làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, bạn đừng quá lo lắng vì vẫn có thể hồi phục chức năng thẩm mỹ bằng việc phục hình răng sứ, có 2 cách như sau:

+ Làm cầu răng sứ: Đây là cách rất phổ biến mà các nha khoa thường làm, bằng việc mài nhỏ đi hai răng kế cận vị trí răng bị mất, sau đó lắp cầu ba răng sứ vào và cố định chúng.

+ Phục hình răng sứ trên trụ Implant: Đây là giải pháp được đánh giá là hiện đại và tốt nhất với những ưu điểm vượt trội, bằng việc cấy vào xương hàm tại vị trí mất răng một trụ Implant, sau một thời gian, bác sĩ sẽ tiến phục hình răng sứ lên vị trí trụ Implant mà không cần mài nhỏ hai răng kế cận.

3. Răng bị vỡ hoặc bị mẽ.

Khi bạn rơi vào trường hợp này, bạn có thể yên tâm làm răng sứ để hồi phục lại tính thẩm mỹ của nụ cười, tương tự như trường hợp còn chân răng, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng và bọc răng sứ (một số trường hợp nếu thấy cần thiết,  bác sĩ sẽ phải tiến hành điều trị tuỷ.)

4. Răng bị thưa, không sát khít.

Có nhiều nguyên nhân khiến răng bạn bị thưa: do bẩm sinh, do bị mất một hoặc nhiều răng tạo ra khoảng trống, lâu ngày các răng khác sẽ bị chạy, xô ngả về phía khoảng trống răng bị mất gây thưa răng. Với giải pháp làm răng sứ, bạn sẽ không còn lo lắng về tình trạng trên.

5. Răng cửa bị chìa (Vào trong hoặc ra ngoài).

Với trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ các vị trí răng bị chìa và bọc răng sứ lại. Trong quá trình bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lại để răng sứ để các răng không bị chìa, làm ảnh hưởng đến bộ thẩm mỹ.

6. Cười hở nướu.

Đây là trường hợp phần nướu (lợi) bám quá sâu dưới thân răng, dẫn đến tình trạng khi cười phần nướu hiện ra quá nhiều, mất đi sự cân bằng trong nụ cười và tính thẩm mỹ. Việc điều trị cho trường hợp này tương đối đơn giản, bác sĩ sẽ tiến hành phẩu thuật cắt nướu, làm dài thân răng, sau đó tiến hành mài răng và bọc lại răng sứ.

7. Răng bị nhiễm Tetracylin, tẩy trắng không được.

Một số trường hợp bọc răng khi bị nhiễm màu vàng, tuy vệ sinh răng miệng rất tốt, ngay cả việc tham gia tẩy trắng răng những kết quả vẫn không thay đổi gì nhiều, nguyên nhân là do răng bị nhiễm Tetracylin. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề thẩm mỹ, để khắc phục được tình trạng trên, bạn có thể sử dụng hình thức bọc răng sứ để giải quyết vấn đề trên. Tuy theo nhu cầu của từng mà bạn có thể bọc răng sứ toàn hàm hoặc bọc răng sứ đối một số vị trí cần thiết phù hợp cho tính thẩm mỹ.

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 08.6992.6992